Nếu bạn là người làm SEO lâu năm, chắc hẳn khái niệm “Referring Domains” không còn xa lạ. Nhưng với những ai mới bắt đầu bước vào lĩnh vực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm, đây vẫn có thể là một thuật ngữ gây bối rối. Trong bài viết này, Auto Ranker sẽ giúp bạn hiểu rõ Referring Domains là gì, vai trò của nó trong chiến lược SEO tổng thể và những kiến thức thực tiễn để bạn áp dụng hiệu quả cho website của mình.
Referring domains là gì?
Khi xây dựng backlink cho website, không chỉ số lượng liên kết quan trọng mà còn cả số lượng tên miền giới thiệu (referring domains). Vậy referring domains là gì và tại sao referring domains lại quan trọng trong SEO đến vậy?
Định nghĩa của Referring domains
Referring domains (hay còn gọi là linking domains) là các tên miền chứa liên kết trỏ về website của bạn. Mỗi domain có thể chứa một hoặc nhiều backlink, nhưng chỉ được tính là một referring domain. Chỉ số này phản ánh mức độ phổ biến và mức độ được “đề cập” của một website trên Internet. Google coi đó là tín hiệu cho thấy website đáng tin cậy và hữu ích với người dùng, từ đó có thể ưu tiên thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm.
So sánh sự khác biệt giữa Referring domains và Backlink

Backlink và Referring Domains là hai khái niệm quan trọng trong SEO (Search Engine Optimization), nhưng chúng khác nhau về ý nghĩa và vai trò. Dưới đây là bảng so sánh điểm khác nhau giữa chúng:
Tiêu chí | Backlink | Referring Domains |
Khái niệm | Là một liên kết (link) từ một trang web bên ngoài trỏ đến trang web của bạn | Là tên miền (domain) của website chứa backlink trỏ về trang web của bạn |
Ví dụ minh họa | Website abc.com/page1 có 3 liên kết đến yourdomain.com ⇒ 3 backlinks | Nhưng chỉ tính là 1 referring domain (từ abc.com) |
Tổng số Backlink có thể | Có thể hàng trăm hoặc hàng nghìn, kể cả từ cùng 1 domain | Luôn nhỏ hơn hoặc bằng số backlink (do domain trùng nhau gộp lại) |
Ảnh hưởng đến SEO | Nhiều backlink từ cùng một domain có hiệu quả thấp dần | Nhiều referring domains khác nhau cho thấy độ tin cậy cao hơn |
Chất lượng và Số lượng | Google ưu tiên chất lượng backlink hơn là số lượng | Google đánh giá cao khi có nhiều domain khác nhau trỏ về bạn |
Đo lường | URL Rating (UR), Page Authority (PA) | Domain Authority (DA), Domain Rating (DR) |
Mối quan hệ giữa backlink và referring domains là gì?

Trên thực tế, mỗi backlink đều có mối quan hệ trực tiếp với referring domain. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, khi website của bạn nhận được liên kết từ nhiều tên miền khác nhau (referring domains), đồng thời có lượng backlink đáng kể thì mức độ uy tín của trang sẽ được đánh giá cao hơn trong mắt các công cụ tìm kiếm.
Để tối ưu hiệu quả SEO, người làm SEO cần biết cách duy trì sự cân bằng hợp lý giữa số lượng backlink và số lượng referring domains.
Referring domain là những tên miền duy nhất trỏ liên kết đến website của bạn. Backlink là các liên kết cụ thể được đặt trên những tên miền đó. Cả hai yếu tố này đều có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm của bạn.
Một trong những mục tiêu lý tưởng trong SEO là đạt tỷ lệ 1:1 — tức mỗi backlink đến từ một domain riêng biệt. Đây được coi là tỷ lệ “vàng” vì cho thấy mức độ đa dạng hóa liên kết rất cao. Tuy nhiên, việc đạt được tỷ lệ này là không dễ dàng và hiếm khi đạt được trong thực tế.
Dù vậy, trong nhiều trường hợp, tỷ lệ 1 domain cho 3 hoặc 4 backlink vẫn được xem là hợp lý và hoàn toàn chấp nhận được. Điều quan trọng nhất vẫn là nội dung và giá trị mà website của bạn mang lại cho người dùng. Khi trang của bạn cung cấp thông tin đáng tin cậy, hữu ích, thì tỷ lệ giữa backlink và referring domain sẽ không còn là vấn đề đáng lo ngại.
Referring Domains quan trọng đối với SEO như thế nào?
Khi đến với bài viết này, bạn có tự hỏi referring domains là gì mà lại quan trọng đối với SEO đến vậy? Referring Domains chính là yếu tố cốt lõi giúp đánh giá độ uy tín và sức lan tỏa của website trên công cụ tìm kiếm. Dù một tên miền có thể cung cấp hàng nghìn liên kết ngược (backlink), Google vẫn ưu tiên tính đa dạng nguồn trỏ về – tức số lượng tên miền khác nhau – hơn là chỉ nhìn vào tổng số backlink. Chính vì thế, khi phân tích hồ sơ liên kết, SEOer luôn xem xét song song cả hai chỉ số: số referring domains và tổng backlink.
Một website sở hữu càng nhiều referring domains sẽ càng có lợi thế trong SEO, bởi vì mỗi tên miền khác nhau trỏ về giống như một phiếu bầu tin cậy từ nhiều nguồn độc lập. Thống kê cho thấy, những website đứng top 1 Google thường có số lượng referring domains cao hơn gấp nhiều lần so với các trang ở vị trí thấp hơn. Tuy nhiên, không phải mỗi backlink mới đều làm tăng số referring domain; chỉ khi backlink đến từ một tên miền mới thì chỉ số này mới tăng.
Chiến lược tạo referring domain chất lượng
Google và các công cụ tìm kiếm coi các liên kết từ những trang web uy tín như một “phiếu tín nhiệm” cho website của bạn. Khi có nhiều referring domains chất lượng, website của bạn được đánh giá đáng tin cậy và có thẩm quyền hơn. Vì vậy, lên chiến lược tạo referring domain chất lượng nên được triển khai càng sớm càng tốt với những phương pháp sau:
Kiểm tra số lượng referring domain của đối thủ
Kiểm tra số lượng referring domains của đối thủ giúp hiểu chiến lược SEO, xác định cơ hội backlink và đánh giá độ cạnh tranh. Điều này hỗ trợ tối ưu hóa hồ sơ backlink và khai thác các nguồn chất lượng. Công cụ như Ahrefs, SEMrush hoặc Moz pro cung cấp dữ liệu chi tiết để xây dựng chiến lược hiệu quả.
Cách kiểm tra bằng Ahrefs:
- Truy cập vào ahrefs.com và đăng nhập tài khoản của bạn.
- Tại giao diện chính, nhập tên miền cần phân tích vào thanh tìm kiếm, sau đó chọn mục “Site Explorer”.
- Chỉ số Domain Rating (DR) sẽ được hiển thị ngay trên phần tổng quan, cạnh URL.
- Để xem thông tin chi tiết về các tên miền đang trỏ link về, hãy chọn mục “Referring Domains” trong thanh menu bên trái.
Cách kiểm tra bằng SEMrush:
- Truy cập semrush.com và tiến hành đăng nhập.
- Gõ tên miền cần phân tích vào ô tìm kiếm, chọn mục “Domain Overview” từ danh sách gợi ý.
- Kéo xuống phần “Backlink Analytics” để xem chỉ số Authority Score và số lượng referring domains.
- Để có cái nhìn sâu hơn, nhấp vào mục “Backlink Analytics” trong bảng điều khiển.
Cách kiểm tra bằng Moz Pro
- Truy cập trang moz.com/link-explorer.
- Nhập domain bạn muốn kiểm tra và bấm Enter để bắt đầu phân tích
- Tại trang kết quả, bạn sẽ thấy chỉ số Domain Authority (DA) xuất hiện trong phần tổng quan.
- Để xem các tên miền đang dẫn link về site của bạn, nhấn vào tab “Linking Domains”.

Kiểm tra chỉ số của referring domains
DA (Domain Authority) là chỉ số do Moz phát triển nhằm đánh giá độ uy tín và khả năng xếp hạng của một tên miền (domain) trên công cụ tìm kiếm, đặc biệt là Google. Chỉ số này dao động từ 1 đến 100, với điểm càng cao thì khả năng cạnh tranh từ khóa và xếp hạng trên trang kết quả tìm kiếm (SERPs) càng lớn. DA > 50 được xem là cao, phản ánh website có nền tảng mạnh mẽ, được đánh giá là đáng tin cậy và có nhiều backlink chất lượng từ các trang uy tín.
DR (Domain Rating) là chỉ số do Ahrefs phát triển nhằm đo lường độ mạnh của hồ sơ backlink (liên kết ngược) của một website — tức là độ uy tín và sức mạnh tổng thể của domain xét theo số lượng và chất lượng các website khác đang trỏ liên kết đến nó. DR có thang điểm từ 0 đến 100, càng cao chứng tỏ domain đó càng mạnh về mặt liên kết. Website có DR > 50 thường được xem là uy tín trong ngành, dễ được người dùng và đối tác tin tưởng.
Traffic hàng tháng trên các công cụ như Semrush hay Ahrefs là chỉ số ước tính số lượt truy cập từ kết quả tìm kiếm tự nhiên (Organic search) mà một website nhận được trong vòng 30 ngày. Traffic hàng tháng là chỉ số then chốt để đánh giá một website có đang thực sự thu hút được người dùng qua công cụ tìm kiếm hay không. Đây là ước lượng không phải số liệu chính xác tuyệt đối, nhưng phản ánh tương đối chính xác về lượng truy cập SEO của website.
Tạo nội dung chất lượng
Một Referring domain chất lượng là website sở hữu nội dung chuẩn xác, có graphic hoặc video có chiều sâu và mang lại giá trị thực tiễn cho người đọc. Bạn cũng chớ nên bỏ qua bước Call to action dẫn đến trang web để người dùng nhấn đến website. Bên cạnh đó, trang này cần sạch sẽ về mặt kỹ thuật, không chứa nội dung độc hại, spam hay vi phạm các nguyên tắc của công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, giao diện website cũng cần thân thiện với người dùng, dễ thao tác và đảm bảo trải nghiệm mượt mà trong suốt quá trình truy cập.
Một nội dung chất lượng là nội dung phải chuẩn E-E-T-A vì đây là những tiêu chí đánh giá nội dung website cốt lõi của Google. Các thành phần chính trong E-E-T-A bao gồm Experience (Trải nghiệm thực tế) – Expertise (Chuyên môn) – Authoritativeness (Thẩm quyền) – Trustworthiness (Độ tin cậy).

Những bài viết của bạn nên có Author để xác nhận với người dùng rằng bài viết thật sự có thông tin chuyên môn về lĩnh vực, chủ đề bài viết của bạn. Từ đó, Google sẽ đánh giá cao bài viết của bạn và tăng độ tin cậy trong mắt người đọc. Ngoài ra, bạn còn phải có dẫn nguồn thông tin mà bài viết tham khảo để thể hiện sự minh bạch và chuyên nghiệp.
Tránh các chiến thuật không bền vững
Không trao đổi, mua bán backlink: Mua bán hoặc trao đổi backlink có thể giúp bạn tăng số lượng liên kết nhanh chóng, nhưng đây là hành vi vi phạm chính sách của Google. Khi bị phát hiện, website không chỉ bị giảm thứ hạng mà còn có nguy cơ dính án phạt (Google Penalty), khiến toàn bộ nỗ lực SEO trở nên vô nghĩa.
Không sử dụng mạng lưới PBN: PBN là hệ thống website giả lập nhằm thao túng thứ hạng tìm kiếm. Dù có thể mang lại kết quả ngắn hạn, nhưng PBN là rủi ro lớn vì Google ngày càng tinh vi trong việc phát hiện. Một khi bị phát hiện, backlink từ PBN không chỉ bị vô hiệu hóa mà còn có thể khiến tên miền của bạn bị tụt hạng nghiêm trọng.
Tập trung vào những referring domain có nội dung uy tín, liên quan, và được đánh giá cao sẽ mang lại giá trị thực hơn rất nhiều so với việc chỉ chạy theo con số. Google ưu tiên liên kết tự nhiên và có ý nghĩa. Tỷ lệ lý tưởng được khuyến nghị là: 200 URL nên tương ứng với 100–150 referring domain chất lượng. Điều này đảm bảo bạn không chỉ có số lượng mà còn duy trì độ tin cậy tổng thể của hồ sơ liên kết.
Kiểm tra hiệu suất và đánh giá

Bắt đầu bằng việc theo dõi số lượng và chất lượng referring domain thông qua Google Search Console (GSC). Tại đây, bạn có thể xác định những tên miền liên kết đến website và loại bỏ các backlink độc hại bằng công cụ Disavow để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng. Tiếp theo, phân tích ảnh hưởng của các liên kết đến hiệu suất SEO, như biến động về thứ hạng từ khóa, traffic tự nhiên và thời gian người dùng ở lại trang.
Dựa trên dữ liệu thực tế, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch và tinh chỉnh chiến lược xây dựng backlink, đảm bảo tập trung vào những nguồn uy tín, liên quan và mang lại giá trị bền vững.
Tóm lại, hiểu rõ Referring domains là gì sẽ giúp bạn xây dựng chiến lược liên kết một cách bài bản và hiệu quả. Khi website được nhiều tên miền uy tín dẫn link, bạn không chỉ gia tăng cơ hội cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm mà còn thu hút thêm lượng truy cập tự nhiên và củng cố mức độ tin cậy trong mắt Google lẫn người dùng. Đây chính là mục tiêu cốt lõi mà bất kỳ người làm SEO nào cũng hướng đến trong quá trình tối ưu hóa website.